Thủ tướng yêu cầu NHNN và các ngân hàng tiếp tục nghiên cứu hạ lãi suất cho vay

Thủ tướng cũng yêu cầu NHNN theo dõi việc triển khai Thông tư 02 về cơ cấu lại nợ và Thông tư 03 về mua lại trái phiếu doanh nghiệp để điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.

Chiều tối 6/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam về tình hình hoạt động của Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp SME và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Thủ tướng cho biết, một kết quả khảo sát 10.000 doanh nghiệp gần đây cho thấy 59,2% doanh nghiệp cho rằng khó khăn lớn nhất là về đơn hàng, 51,1% cho rằng khó khăn lớn nhất là về tiếp cận vốn; còn lại là những khó khăn trong đáp ứng thủ tục hành chính và quy định của pháp luật.

Mặt khác, những khó khăn, thách thức hiện nay không chỉ riêng với nền kinh tế Việt Nam. Theo Báo cáo Đầu tư thế giới do Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố mới đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã giảm 12% trong năm 2022, riêng các nước phát triển giảm 37%. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bị thu hẹp, như Hoa Kỳ thu hẹp 20%, EU 11%, Trung Quốc 10%...

Trong khi đó, quy mô nền kinh tế Việt Nam còn khiêm tốn, độ mở lớn, khả năng thích ứng, sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn có hạn. Việt Nam là nước đang phát triển, trong quá trình chuyển đổi, vừa phải ứng phó với những tác động, ảnh hưởng rất lớn từ bên ngoài; trong khi những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế kéo dài nhiều năm và bộc lộ rõ hơn trong khó khăn.

Làm rõ thêm một số vấn đề được nhiều ý kiến đề cập tại cuộc gặp, mà trước hết là những khó khăn trong tiếp cận vốn, lãi suất còn cao, Thủ tướng nêu rõ, ngành ngân hàng đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng dư nợ tín dụng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, nhưng cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, triển khai các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa, kịp thời hơn nữa.

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm hai bên cần lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn, tôn trọng, có trách nhiệm với nhau, cùng nhau tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên cơ sở quy định của pháp luật và phù hợp hoàn cảnh, tình hình. Đặc biệt, phải đặt mình vào địa vị của người khác; ngân hàng phải đặt mình vào vị trí các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đặt mình vào vị trí của các ngân hàng. Vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo lập các cơ quan, các địa phương phải vào cuộc cùng ngân hàng và doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với từng lĩnh vực, thậm chí là từng dự án.

Trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát và giảm dần, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, với định hướng chính sách ưu tiên hơn cho mục tiêu tăng trưởng, tập trung thúc đẩy 3 động lưc tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng), Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục quyết liệt triển khai các nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, đặc biệt là triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn thông qua tăng cung tiền, bảo đảm nhu cầu tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho sản xuất kinh doanh.

NHNN và các ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh điều kiện cho vay thuận lợi hơn, tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay; đồng thời, theo dõi việc triển khai Thông tư 02 về cơ cấu lại nợ và Thông tư 03 về mua lại trái phiếu doanh nghiệp để điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.

Nguồn :https://cafef.vn/thu-tuong-yeu-cau-nhnn-va-cac-ngan-hang-tiep-tuc-nghien-cuu-ha-lai-suat-cho-vay-18823070709052767.chn

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ IMG HUẾ

Đường số 7, Khu đô thị An Cựu, phường An Đông, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điện thoại: (0234) 3897989 - (0234) 3897969
Liên hệ: contact@imghue.vn | Website: www.ancuucity.com.vn hoặc www.imghue.vn


Tin tức liên quan

Dòng vốn nào đang gây ra tình trạng “sốt đất”?

Dòng vốn nào đang gây ra tình trạng “sốt đất”?

Với diễn biến “tiền rẻ” và thị trường chứng khoán đi ngang, nhiều quan điểm cho rằng câu chuyện dịch chuyển dòng vốn từ thị trường tiền tệ, chứng khoán sang bất động sản đang diễn ra. Tuy nhiên, hai dòng vốn này chưa chắc đã là nguyên nhân chính gây ra tình trạng "sốt đất" như hiện nay.

Bảng giá

Bảng giá

Vui lòng liên hệ Phòng Kinh doanh Chủ đầu tư để được tư vấn.